Google tuyên bố hãng đang phát triển một hệ điều hành dành riêng cho netbook, có thể khởi động chỉ trong vài giây, miễn nhiễm trước virus và hỗ trợ tối đa các ứng dụng Web. Điều mỉa mai là, Google có thể chẳng buồn bận tâm xem Chrome OS thành công hay thất bại nữa kìa. Vì sao lại như vậy?
Điều tuyệt vời nhất ở Chrome OS là: dù mọi người chưa biết nhiều thông tin về nó, song việc Google nhảy vào địa hạt hệ điều hành cũng đủ để buộc cả ngành công nghiệp phần mềm và máy tính phải giỏng tai lắng nghe.
Google úp mở rằng các hãng chip Qualcomm, Texas Instruments, các hãng máy tính Acer, HP và một số hãng phần mềm như Adobe đang phối hợp cùng hãng để thiết kế và chế tạo ra những "thiết bị Chrome OS".
Canh bạc lớn
Canh bạc lớn của Google với Chrome OS là hệ điều hành này sẽ có thể tạo ra cả một thị trường mới cho phần mềm chạy trên nền trình duyệt (chẳng hạn như Google Docs). Hãng hy vọng người dùng sẽ dựa dẫm vào các dịch vụ Web để lưu trữ tài liệu, ảnh số, nhạc và các văn bản liên quan đến công việc.
Bạn muốn truy cập vào thư viện ảnh hay bảng tính của mình ư? Thật đơn giản và dễ dàng - chỉ việc bật netbook lên, kết nối vào Internet là xong. Chúng ta sẽ không còn bị trói buộc bởi desktop hay cáp ethernet nữa. Tương lai của hệ điều hành Chrome gắn liền với các thiết bị di động và điện toán đám mây.
Google đã chọn cho Chrome OS một bệ phóng rất "hot": đó chính là netbook, điểm sáng hiếm hoi trên thị trường máy tính cá nhân hiện nay. Theo hãng nghiên cứu DisplaySearch, riêng trong năm nay, doanh số tiêu thụ của netbook đã tăng hơn 260% trên phạm vi toàn cầu.
Dù chưa có bất cứ thông báo chính thức nào, nhưng cũng đừng quá ngạc nhiên nếu năm tới, HP tuyên bố sẽ bán netbook siêu "bèo" Chrome OS, với điều kiện người dùng phải sử dụng dịch vụ không dây của Verizon Wireless trong một thời hạn nhất định. Hiện nay, một số hãng sản xuất netbook và mạng di động cũng đã triển khai chương trình khuyến mãi tương tự, song Google có lợi thế khá rõ.
Chrome OS hoàn toàn miễn phí, trong khi cấu hình phần cứng mà nó đòi hỏi cũng ở mức tối thiểu. Điều đó cho phép những đại gia như HP chế tạo các cỗ máy siêu, siêu rẻ. Các mạng không dây sẽ không phải oằn mình ra để trợ giá thiết bị nữa, và tất cả các bên đều cảm thấy vui vẻ.
Bằng cách này, Google hy vọng sẽ thay đổi địa hạt netbook giống như cách mà Apple từng làm với iPhone - cách mạng hóa cả ngành công nghiệp không dây, khi tạo ra một thiết bị Chrome OS "phối hôn" với một nguồn ứng dụng dồi dào như iTunes App Store. Điểm đến kế tiếp của hãng sau netbook, chính là desktop.
Tuy nhiên, rất nhiều biến cố có thể xảy ra từ nay đến cuối năm 2010, thời điểm Chrome OS thực sự hoàn thiện và đủ sức xuất xưởng.
Thách thức
Trước hết, Google sẽ phải cạnh tranh với một hệ điều hành miễn phí khác là Linux. Dù đã rất cố gắng song cho tới nay, Linux vẫn chưa thể hạ bệ được Windows. Một biến thể khác của Linux là Moblin đang nhận được sự hậu thuẫn từ Intel và cũng đang thẳng tiến tới địa hạt netbook. Dell xác nhận hãng thích Moblin hơn là Chrome OS.
Chưa hết, Google Chrome còn phải đối mặt với một thách thức khác nữa từ phía người dùng. Liệu người dùng có hứng thú với những cỗ netbook "trơ xương", dính chặt vào ứng dụng Web hay không?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bạn đang ngồi trên máy bay, hoặc không thể nào bắt được tín hiệu Wi-Fi tại phòng khám nha khoa? Vấn đề riêng tư cá nhân cũng là một chuyện cần được xét đến. Chúng ta muốn Google biết được bao nhiêu về thói quen online và sử dụng máy tính của mình đây?
Tiếp theo, đối thủ của Google - Microsoft sẽ chẳng chịu ngồi yên. Chắc chắn, Microsoft sẽ có những chiến dịch vận động rầm rộ để đè bẹp đối thủ và tôn vinh sản phẩm của mình. Thời điểm thích hợp nhất có lẽ là vào tháng 10 tới đây, khi hãng tung ra Windows 7, hệ điều hành phục vụ cả netbook lẫn desktop truyền thống.
Để bảo vệ đế chế phần mềm của mình, nhiều khả năng Microsoft sẽ chưa chịu dừng lại ở đó. Hãng sẽ vận động và gây áp lực với các đối tác thân cận của mình đằng sau cánh gà, buộc các hãng sản xuất máy tính lẫn cộng đồng phần mềm phải cân nhắc lại trước khi nhảy sang phe Chrome OS.
Cuối cùng, bản thân Microsoft cũng có các dịch vụ Web để lăng xê. Tuần trước, hãng thông báo sẽ phát hành phiên bản trực tuyến của bộ phần mềm văn phòng Office hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về sản phẩm chưa được tiết lộ, ngoài việc chúng sẽ xuất xưởng vài tháng trước khi Chrome OS ra lò.
Mục tiêu bí mật của Google
Thực ra, tham vọng thật sự của Google chẳng mấy liên quan tới việc tạo ra một hệ điều hành mới, để đời. Và vì thế, Chrome có thành công hay không cũng không mang nhiều ý nghĩa.
Bằng việc hứa hẹn sẽ tung ra Chrome OS, gã khổng lồ phần mềm đang thách thức Microsoft trong một cuộc chạy đua tới tương lai, khi mà dịch vụ Web sẽ qua mặt phần mềm desktop truyền thống. Google cũng sử dụng Chrome OS để buộc cộng đồng phát triển phần mềm phải suy nghĩ nghiêm túc về dịch vụ Web, thay vì chỉ ra sức chiều chuộng môi trường Windows như hiện nay.
Google có thật lòng nghĩ rằng mình có thể hạ bệ Microsoft hay không, dù chỉ là trên netbook mà thôi? Đó chỉ là một mong ước thì đúng hơn, nhưng đâu có sao. Kể cả khi Google có từ bỏ Chrome OS vào phút chót đi nữa, hãng vẫn sẽ buộc Microsoft và ngành công nghiệp công nghệ phải có những nỗ lực lớn lao để thúc đẩy điện toán đám mây.
Khi ấy, Google sẽ vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi chúng ta truy cập một quầy ứng dụng Web Chrome thông qua Windows PC, hoặc MacBook, hoặc netbook Chrome OS.
Suy cho cùng, tất cả những gì Google muốn làm vẫn là bán quảng cáo, quảng cáo và quảng cáo. Hãng có muốn xây dựng một "thế giới tốt đẹp hơn với Chrome OS" hay không? Cũng có thể, nhưng tham vọng kinh doanh lớn hơn thế gấp nhiều lần.
Chrome OS sẽ cho phép Google trở thành kẻ bán quảng cáo độc tôn, số một, sở hữu gần như mọi phương diện đời sống số của bạn, từ hệ điều hành cho tới cách bạn tìm kiếm và làm việc trên mạng.
Vì thế, đừng nghĩ rằng Google sẽ đau khổ khi chứng kiến Microsoft, Apple rồi nhiều hãng nữa cố gắng vùi dập Chrome OS bằng cách dịch vụ Web đầy sáng tạo? Có thể sẽ rớt vài giọt nước mắt cá sấu đấy, nhưng Google lại đang vui như mở cờ trong bụng đó thôi.
Điều tuyệt vời nhất ở Chrome OS là: dù mọi người chưa biết nhiều thông tin về nó, song việc Google nhảy vào địa hạt hệ điều hành cũng đủ để buộc cả ngành công nghiệp phần mềm và máy tính phải giỏng tai lắng nghe.
Google úp mở rằng các hãng chip Qualcomm, Texas Instruments, các hãng máy tính Acer, HP và một số hãng phần mềm như Adobe đang phối hợp cùng hãng để thiết kế và chế tạo ra những "thiết bị Chrome OS".
Canh bạc lớn
Canh bạc lớn của Google với Chrome OS là hệ điều hành này sẽ có thể tạo ra cả một thị trường mới cho phần mềm chạy trên nền trình duyệt (chẳng hạn như Google Docs). Hãng hy vọng người dùng sẽ dựa dẫm vào các dịch vụ Web để lưu trữ tài liệu, ảnh số, nhạc và các văn bản liên quan đến công việc.
Bạn muốn truy cập vào thư viện ảnh hay bảng tính của mình ư? Thật đơn giản và dễ dàng - chỉ việc bật netbook lên, kết nối vào Internet là xong. Chúng ta sẽ không còn bị trói buộc bởi desktop hay cáp ethernet nữa. Tương lai của hệ điều hành Chrome gắn liền với các thiết bị di động và điện toán đám mây.
Google đã chọn cho Chrome OS một bệ phóng rất "hot": đó chính là netbook, điểm sáng hiếm hoi trên thị trường máy tính cá nhân hiện nay. Theo hãng nghiên cứu DisplaySearch, riêng trong năm nay, doanh số tiêu thụ của netbook đã tăng hơn 260% trên phạm vi toàn cầu.
Dù chưa có bất cứ thông báo chính thức nào, nhưng cũng đừng quá ngạc nhiên nếu năm tới, HP tuyên bố sẽ bán netbook siêu "bèo" Chrome OS, với điều kiện người dùng phải sử dụng dịch vụ không dây của Verizon Wireless trong một thời hạn nhất định. Hiện nay, một số hãng sản xuất netbook và mạng di động cũng đã triển khai chương trình khuyến mãi tương tự, song Google có lợi thế khá rõ.
Chrome OS hoàn toàn miễn phí, trong khi cấu hình phần cứng mà nó đòi hỏi cũng ở mức tối thiểu. Điều đó cho phép những đại gia như HP chế tạo các cỗ máy siêu, siêu rẻ. Các mạng không dây sẽ không phải oằn mình ra để trợ giá thiết bị nữa, và tất cả các bên đều cảm thấy vui vẻ.
Bằng cách này, Google hy vọng sẽ thay đổi địa hạt netbook giống như cách mà Apple từng làm với iPhone - cách mạng hóa cả ngành công nghiệp không dây, khi tạo ra một thiết bị Chrome OS "phối hôn" với một nguồn ứng dụng dồi dào như iTunes App Store. Điểm đến kế tiếp của hãng sau netbook, chính là desktop.
Tuy nhiên, rất nhiều biến cố có thể xảy ra từ nay đến cuối năm 2010, thời điểm Chrome OS thực sự hoàn thiện và đủ sức xuất xưởng.
Thách thức
Trước hết, Google sẽ phải cạnh tranh với một hệ điều hành miễn phí khác là Linux. Dù đã rất cố gắng song cho tới nay, Linux vẫn chưa thể hạ bệ được Windows. Một biến thể khác của Linux là Moblin đang nhận được sự hậu thuẫn từ Intel và cũng đang thẳng tiến tới địa hạt netbook. Dell xác nhận hãng thích Moblin hơn là Chrome OS.
Chưa hết, Google Chrome còn phải đối mặt với một thách thức khác nữa từ phía người dùng. Liệu người dùng có hứng thú với những cỗ netbook "trơ xương", dính chặt vào ứng dụng Web hay không?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bạn đang ngồi trên máy bay, hoặc không thể nào bắt được tín hiệu Wi-Fi tại phòng khám nha khoa? Vấn đề riêng tư cá nhân cũng là một chuyện cần được xét đến. Chúng ta muốn Google biết được bao nhiêu về thói quen online và sử dụng máy tính của mình đây?
Tiếp theo, đối thủ của Google - Microsoft sẽ chẳng chịu ngồi yên. Chắc chắn, Microsoft sẽ có những chiến dịch vận động rầm rộ để đè bẹp đối thủ và tôn vinh sản phẩm của mình. Thời điểm thích hợp nhất có lẽ là vào tháng 10 tới đây, khi hãng tung ra Windows 7, hệ điều hành phục vụ cả netbook lẫn desktop truyền thống.
Để bảo vệ đế chế phần mềm của mình, nhiều khả năng Microsoft sẽ chưa chịu dừng lại ở đó. Hãng sẽ vận động và gây áp lực với các đối tác thân cận của mình đằng sau cánh gà, buộc các hãng sản xuất máy tính lẫn cộng đồng phần mềm phải cân nhắc lại trước khi nhảy sang phe Chrome OS.
Cuối cùng, bản thân Microsoft cũng có các dịch vụ Web để lăng xê. Tuần trước, hãng thông báo sẽ phát hành phiên bản trực tuyến của bộ phần mềm văn phòng Office hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về sản phẩm chưa được tiết lộ, ngoài việc chúng sẽ xuất xưởng vài tháng trước khi Chrome OS ra lò.
Mục tiêu bí mật của Google
Thực ra, tham vọng thật sự của Google chẳng mấy liên quan tới việc tạo ra một hệ điều hành mới, để đời. Và vì thế, Chrome có thành công hay không cũng không mang nhiều ý nghĩa.
Bằng việc hứa hẹn sẽ tung ra Chrome OS, gã khổng lồ phần mềm đang thách thức Microsoft trong một cuộc chạy đua tới tương lai, khi mà dịch vụ Web sẽ qua mặt phần mềm desktop truyền thống. Google cũng sử dụng Chrome OS để buộc cộng đồng phát triển phần mềm phải suy nghĩ nghiêm túc về dịch vụ Web, thay vì chỉ ra sức chiều chuộng môi trường Windows như hiện nay.
Google có thật lòng nghĩ rằng mình có thể hạ bệ Microsoft hay không, dù chỉ là trên netbook mà thôi? Đó chỉ là một mong ước thì đúng hơn, nhưng đâu có sao. Kể cả khi Google có từ bỏ Chrome OS vào phút chót đi nữa, hãng vẫn sẽ buộc Microsoft và ngành công nghiệp công nghệ phải có những nỗ lực lớn lao để thúc đẩy điện toán đám mây.
Khi ấy, Google sẽ vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi chúng ta truy cập một quầy ứng dụng Web Chrome thông qua Windows PC, hoặc MacBook, hoặc netbook Chrome OS.
Suy cho cùng, tất cả những gì Google muốn làm vẫn là bán quảng cáo, quảng cáo và quảng cáo. Hãng có muốn xây dựng một "thế giới tốt đẹp hơn với Chrome OS" hay không? Cũng có thể, nhưng tham vọng kinh doanh lớn hơn thế gấp nhiều lần.
Chrome OS sẽ cho phép Google trở thành kẻ bán quảng cáo độc tôn, số một, sở hữu gần như mọi phương diện đời sống số của bạn, từ hệ điều hành cho tới cách bạn tìm kiếm và làm việc trên mạng.
Vì thế, đừng nghĩ rằng Google sẽ đau khổ khi chứng kiến Microsoft, Apple rồi nhiều hãng nữa cố gắng vùi dập Chrome OS bằng cách dịch vụ Web đầy sáng tạo? Có thể sẽ rớt vài giọt nước mắt cá sấu đấy, nhưng Google lại đang vui như mở cờ trong bụng đó thôi.
Theo VNN